Theo đó, tính đến tháng 8/2019, có 14 trường mầm non và 11 trường phổ thông có 100% vốn nước ngoài đã đăng ký hoạt động với Sở GD&ĐT Hà Nội. 3 trường mầm non có vốn đầu tư Việt Nam và nước ngoài.
Trong số đó, có nhiều trường quốc tế thuộc các khu đô thị (KĐT), dự án khu nhà ở cao tầng. Điển hình như Trường quốc tế đa cấp Anh – Hà Nội (BIS Ha Noi) thuộc KĐT sinh thái Vincom Village, Trương THCS – THPT Quốc tế Singapore thuộc KĐT mới C2 – Gamuda Garden, Trường tiểu học quốc tế Singapore tại Ciputra thuộc KĐT Quốc tế Nam Thăng Long – Ciputra.
![]() |
Danh sách 14 trường mầm non có 100% vốn nước ngoài đăng ký hoạt động với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội |
Một số trường quốc tế khác thuộc các KĐT mới Splendora, KĐT Parkcity, KĐT Mỹ Đình…
Ngoài ra, hiện có một số trường như UNIS, Alexandre Yersin, HIS, Nhật Bản... được thành lập bởi liên Bộ GD&ĐT và Bộ Ngoại giao, đang làm thủ tục đăng ký hoạt động với Sở GD&ĐT Hà Nội theo quy định của Nghị định 86.
Bên cạnh đó, trên địa bàn Hà Nội hiện cũng có thêm hai loại hình trường tư thục khác đang hoạt động với tổng cộng 39 trường, gồm 24 trường phổ thông và 15 trường mầm non. Một là các trường có vốn đầu tư Việt Nam nhưng đăng ký với các tổ chức quốc tế để trở thành trường dạy chương trình quốc tế. Những trường này được tổ chức quốc tế công nhận và cấp phép trở thành trường thành viên tại Việt Nam, như chương trình Cambridge tú tài Anh quốc, chương trình tú tài quốc tế IB.
![]() |
Danh sách 11 trường phổ thông có 100% vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội |
Hai là các trường phổ thông tư thục có giảng dạy một số môn theo chương trình nước ngoài, giảng dạy chương trình tích hợp với chương trình nước ngoài, được Bộ GD&ĐT thẩm định và cấp phép.
Sở GD&ĐT Hà Nội nêu rõ Nhà nước hiện nay chưa có văn bản nào quy định khái niệm trường quốc tế tại Việt Nam. Pháp luật hiện hành chỉ thừa nhận 3 loại hình trường: Trường công lập, trường tư thục và trường dân lập.
Minh Phạm